Chính quyền Mỹ hôm thứ Ba (6/10) đã đề xuất án phạt 1,9 triệu USD (khoảng 42,2 tỷ đồng) đối với công ty SkyPan International do hành vi thực hiện 65 chuyến bay trái phép bằng drone trên bầu trời thành phố New York và Chicago trong vòng hơn hai năm qua. Mức tiền phạt này lớn hơn 100 lần so với mức phạt lớn nhất trước đó với vi phạm về sử dụng drone.
Cục Hàng không Liên Bang Mỹ (FAA) nói với hãng thông tấn AP rằng mức phạt được đề xuất là rất lớn bởi lẽ SkyPan đã được yêu cầu ngừng vi phạm từ trước nhưng công ty vẫn tiếp tục vi phạm.
Trong tuyên bố của FAA, 43 chuyến bay đã đi vào vùng không phận hạn chế cấp độ B ở New York và chưa được phép của trạm kiểm soát không lưu. Nhà điều hành FAA, ông Michael Huerta nói: "Những máy bay không người lái đang vi phạm các quy định của ngành hàng không Liên Bang. Điều đó là bất hợp pháp và có thể gây nguy hiểm. Chúng tôi sở hữu không phận an toàn nhất trên thế giới giới và tất cả mọi người phải tìm hiểu, theo dõi bộ quy tắc và luật lệ đó".
FAA cho rằng, drone của SkyPan tiền ẩn nguy cơ đối với tính mạng và của cải trong những chuyến bay. Khoảng thời gian vi phạm kể từ 21/3/2012 cho tới 15/12/2014.
Bên cạnh đó, FAA cáo buộc thêm rằng, tất cả 65 chuyến bay vi phạm đều ghi nhận drone thiếu những điều kiện thích hợp để có thể cất cánh.
SkyPan là một công ty có trụ sở tại thành phố Chicago của Mỹ chuyên cung cấp các thiết bị chụp ảnh trên không. Hiện tại, SkyPan có 30 ngày để đưa ra những lời biện hộ của mình trước án phạt đề xuất của FAA.
Mức xử phạt lớn nhất trước đó vì sử dụng drone trái phép là 18.700 USD (khoảng 415 triệu đồng). Vụ việc xảy ra vào tháng Chín đối với Xizmo Media, một công ty chuyên sản xuất video tại thành phố New York, Mỹ.
Các quan chức của FAA cho biết, họ đang nhận được ngày càng nhiều các phản ánh về tình trạng drone bay xung quanh các vùng lân cận sân bay và máy bay.
Hồi giữa tháng 11/2014 và tháng 8/2015, cơ quan này đã nhận được hơn 700 báo cáo của các phi công về việc đã nhìn thấy drone. Đa số các chuyến bay được phát hiện là bất hợp pháp.
" alt=""/>Mỹ phạt công ty dùng drone trái phép gần 2 triệu USDBộ Tài chính đang dự thảo tờ trình Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35/2016 của Chính phủ về một số giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế thu nhập DN cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi hoặc tại các khu vực kém phát triển, nông thôn, vùng sâu, vùng xa: áp thuế 10% trong 15 năm; miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án mới.
Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp không thực hiện tại các địa bàn ưu đãi thuế, không đáp ứng các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hiện hành, Bộ Tài chính đề xuất mức thuế suất phổ thông áp dụng với đối tượng này dự kiến ở 17% hoặc 15%, thuế suất phổ thông hiện đang áp dụng là 20%.
Đáng lưu ý, theo Bộ Tài chính, tiêu chí xác định doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ là doanh nghiệp thành lập mới hoạt động dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới để tạo ra hàng hoá, dịch vụ có tính sáng tạo và ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực của đời sống. Tổng doanh thu không vượt quá 20 tỷ đồng/năm.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ này cũng dự kiến trình 2 phương án gồm: Phương án 1, áp dụng thuế suất phổ thông 17% từ 1.1.2016 đến hết năm 2020 cho DN vừa và nhỏ. Phương án 2, áp dụng thuế phổ thông 15% từ 1.1.2016 đến 2020.
Tờ trình lý giải, hai phương án này dự kiến sẽ làm giảm thu ngân sách năm 2016 - 2020 nhưng sẽ được bù đắp tăng thu từ các loại thuế gián thu và thuế thu nhập cá nhân vì số tiền thuế được giảm sẽ được sử dụng vào tiêu dùng và đầu tư.
Đồng thời, việc giảm thuế sẽ góp phần tăng thu từ thuế TNDN vào giai đoạn tiếp theo do doanh nghiệp có điều kiện để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo Bộ Tài chính, Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau, trong đó tập trung vào các chính sách như: tín dụng ưu đãi, bảo lãnh tín dụng, miễn giảm thuế, hỗ trợ đổi mới khoa học…
“Ở nước ta, hiện số DNNVV chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và đang giữ một vị trí không thể thay thế trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội. Vì vậy, chính sách thuế cũng là một trong những công cụ hỗ trợ cần tính tới.
Hiện tại Hàn Quốc mức thuế suất dao động 10 - 20% tuỳ theo thu nhập; ở Pháp doanh nghiệp có doanh thu trước thuế dưới 7,63 triệu Euro thì áp dụng mức thuế suất 15% hoặc tại Trung Quốc dựa trên tiêu chí công nghệ, áp thuế suất 20% với doanh nghiệp công nghệ cao”, Bộ Tài chính cho biết.
Liên quan đến việc xử lý nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, Bộ Tài chính đề xuất xóa nợ nhưng phải đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử; xóa tiền chậm nộp đối với trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không có tiền để nộp thuế.
Đồng thời, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các DN đã giải thể, phá sản, cá nhân kinh doanh đã chết, mất tích.
" alt=""/>Hàng loạt ưu đãi thuế dành cho startup đang được Bộ Tài chính trình lên Chính phủCông nghệ thời nay như con dao hoen rỉ 2 lưỡi. Người biết, sẽ mài bóng và sử dụng tốt con dao. Song nó sẽ rất nguy hiểm với người không biết dùng. "Các bậc cha mẹ hãy quan tâm con hơn, thay vì dỗ trẻ bằng điện thoại hay đồ công nghệ. Họ nên lý giải, nói chuyện với con... Đừng để những đứa trẻ chìm đắm vào Internet vì hậu quả sẽ rất khó lường"– đây chính là thông điệp của bài hát chế này.
Vồn TV là 1 team chuyên chế những bài hát nổi tiếng thành những bản chế có nội dung gần gũi, ẩn chứa những thông điệp mang tính thời sự đối với giới trẻ, điển hình như những clip “Cổ động U23 Việt Nam”, “Đeo bao không nghỉ phép”, “Học sử vua Quang Trung”…
Kaito
" alt=""/>Xúc động clip nhạc chế về tuổi thơ công nghệ